Sakuko HD Việt Nam - Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng rau màu

Rau màu là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, chính vì thế chúng cũng được xem là nông sản có giá trị và được nhiều bà con nông dân trồng. Ngoài canh tác thành từng thớt lớn, bà con có thể trồng xen canh với nhưng cây ăn quả, lâm nghiệp tạo thêm thu nhập.

Rau màu rất dễ trồng, và thu hoạch nhanh do đó bà con có thể trồng nhiều đợt/năm. Sau đây phân hữu cơ Tấn Lê chia sẽ bài viết ngắn về quy trình kỹ thuật trồng rau màu, giúp bà con hiểu rõ hơn về quy trình và tăng năng xuất, chát lượng cây rau.



1. Chuẩn bị đất canh tác

Chọn đất

Mỗi loại rau thích hới với thổ nhưỡng khác nhau, do đó khi trồng cần phải chú ý điểm này để tránh tình trạng thất mùa và cây không đạt năng xuất, chất lượng như mong đợi. Có nhiều loại đất khác nhau:

•    Đất pha cát
•    Đất sét
•    Đất thịt
•    Đất phù sa, ven sông

Ngoài vấn đề trên, cần phải chú ý đến lượng mùn và pH trong đất. Đây là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến cây trồng, nếu chọn đúng được đất có lượng mùn cao và PH từ 5.5 – 7 sẽ hạn chế chi phí cải tạo đât. khi chọn vị trí trồng, cần phải chú ý tới nguồn nước và thuận tiện cho vận chuyển.

Cày, bừa, phơi đất

Đây là công đoạn quan trọng, quyết định đến năng xuất cây trồng, vì sau mỗi lần canh tác trong đất sẽ có tuyến trùng, và mầm móng bệnh. Phơi đất có tác dụng diệt cỏ dại và các mầm mống sâu bệnh còn lưu trú, tồn dư trong đất, ngăn chặn chúng xuất hiện gây hại ở vụ sau.

Ngoài ra cày bừa, giúp đất tơi xốp, thoáng khí giúp duy trì sự hô hấp cho rễ cây và vi sinh vật sống trong đất. Đồng thời tránh tình trạng bị ngập, úng  gây chết, sưng rễ… để giúp đất thông thoát hơn, nên sử dụng phân chuồng đã ủ hoai bón trong lúc cày, bừa để phân trộn đều vào đất

Lên liếp

Liếp còn gọi là bờ, đất trên liếp phải cho cao để khỏi ngập lụt vào mùa mưa hoặc mùa nước nổi hàng năm. Đôi với những nơi dễ bị ngập cần phải lên liếp cao để tránh tình trạng úng, gây thối hoặc sưng cổ rễ gây chết cây.

Sau khi cày bừa, làm cỏ, cần tiến hành lên liếp tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đất được thoát nước và khâu chăm sóc được dễ dàng. Để rau có điều kiện hứng đủ ánh sáng cần chú ý hướng liếp. Hướng Đông Tây cho cây đủ ánh sáng nhất.

Đậy liếp bằng màng phủ nông nghiệp

Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng chuyên dùng để phủ liếp trồng rau. Công dụng của chúng bao gồm:

•    Hạn chế côn trùng gây hại
•    Hạn chế bệnh hại
•    Ngăn ngừa cỏ dại
•    Điều hòa độ ẩm
•    Giữ cấu trúc mặt đất, giữ phân bón,
•    Tránh xói mòn
•    Tăng nhiệt độ đất, hạn chế độ phèn, mặn

Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp trên một số loại rau có thời gian sinh trưởng dài:

Chuẩn bị trước khi trồng:

•    Lên liếp: Lên liếp cao 20 – 40 cm tùy mùa vụ và điều kiện địa lý từng vùng miền, mặt liếp phải bằng phẳng.
•    Phân lót: Khi sử dụng màng phủ nông nghiệp, chúng ta bón toàn bộ phân hữu cơ, phân chuồng và vôi xuống môt lần, vì nếu bón nhiều lần sẽ ảnh hưởng tới màng. Màng phủ cũng sẽ giúp hạn chế lượng phân bón bị thất thoát, nên không cần lo lắng khi bón một lần.
•    Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt liếp trồng khi đậy màng phủ, có thể kết hợp với hệ thống tưới nhỏ giọt để giảm lượng nước tưới
•    Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10 cm, hoặc có thể mua màng phủ có đục lỗ sẵn theo khoảng cách cố định
•    Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh vào lỗ trước khi đặt cây con.

2. Xử lý hạt giống trước khi gieo

Xử lý hạt giống

Hạt giống ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và chất lượng rau màu, tuỳ theo từng giống rau mà chúng ta có những khách xử lý khác nhau. Tuy nhiên đối với một số loại hat, chúng ta có thê gieo thẳng không cần qua quá trình xử lý

Cách gieo hạt

- Gieo hột thẳng:

* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức
* Khuyết điểm: Khó chăm sóc gặp mưa to cây hư nhiều

- Gieo trong bầu:

* Ưu điểm: Gieo trong bầu cây sinh trưởng đều ít hao cây con.
* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu.

3. Chăm sóc

•    Rau màu cần độ ẩm và nước nhiều, do đó phải luôn thường xuyên kiểm tra bằng những dụng cụ nông nghiệp. Thường xuyên vun đất, đắp chân để cây cứng cáp, không bị ảnh hưởng của mưa gió.

•    Nhổ cỏ dại để tránh tình trạng cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây trồng, gây mất năng xuất. Khi sử dụng màng phủ nông nghiệp, chúng ta sẽ hạn chế tình trạng này, đỡ mất thêm chi phí nhân công, phân bón

4. Bón phân

Rau màu là loại cây ăn lá, ngắn ngày do đó nó cần rất nhiều chất dinh dưỡng để hình thành bộ lá. Phải bón lót nhiều phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp đất trở nên tơi xốp, tránh tình trạng đất bị bạc màu do khai thác cạn kiệt.

Có nhiều cách bón phân:

•    Vãi phân và cày lấp đất chôn phân trước khi gieo trồng
•    Bón phân vào rãnh ở một bên hay cả 2 bên hàng cây.
•    Trộn đều phân vào đất trong rãnh khi gieo, lấp đất và gieo hạt lên trên.
•    Rãi trên mặt hoặc giữa hàng cây các loại phân hữu cơ, có hiệu quả nhanh khi cây lớn.

5. Tưới nước

Biện pháp trưới thông thường dùng sức người thường gây lãng phí nhân công, và nước nhất là trong mùa khô và không đảm bảo lượng nước đều trên bề mặt rượng. Để tránh tình trạng này nên áp dụng biện phái tưới nhỏ giọt, phun mưa chi phí đầu tư ban đầu khá cao, tuy nhiên có thể sử dụng từ 3 – 4 năm và giảm đang kể chi phí nhân công. Ngoài ra có thể kế hợp tưới phân bón lá thông qua hệ thống này.

6. Phòng trừ sâu bệnh

Phương pháp canh tác:

•    Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng,
•    Cải thiện điều kiện môi trường,
•    Điều chỉnh nước tưới và thoát nước hợp lý, tạo ẩm độ đất và không khí thích hợp cho sự phát triển của cây và không thuận hợp cho vi sinh vật.
•    Cân đối pH và nồng độ các chất dinh dưỡng trong đất cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh do vi sinh vật trong đất gây ra.
•    Luân canh và xen canh.
Phương pháp sinh học
•    Sử dụng giống kháng.
•    Biện pháp sử dụng thiên địch thiên nhiên.
•    Sử dụng nhà kính, mùng hạn chế côn trùng

Phương pháp hoá học

Việc áp dụng biện pháp hóa học có ý nghĩa tích cực nhất trong viêc bảo vệ rau phòng tri dịch hại vì thuốc tác dụng phòng trị dịch nhanh. Sử dụng thuốc hóa học phòng trị côn trùng thường đưa đến việc làm ô nhiểm môi trường và sản phẩm rau thu hoạch và diệt côn trùng có ích, do đó chỉ trong trường hợp rất cần thiết hãy sử dụng. Nếu có thể nên giảm đến mức tối thiểu việc sử dụng thuốc hóa học hoặc sử dụng kết hợp với các phương pháp khác.

7. Thu hoạch

Rau sau khi thu hoạch cần đưa vào phòng lạnh, hoặc thùng xốp dữ lạnh để rau tươi lâu hơn. Tránh tình trạng thu hoạch rau sau khi tưới nước có thể gây úng, hư rau.
SAKUKO HD VIỆT NAM

Đăng nhận xét