Phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội, đặc hiện trong bối cảnh nhiều vườn tiêu đổ bệnh, không ít nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Chất lượng hồ tiêu chưa cao
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu phần lớn ở dạng thô, chưa đa dạng hóa sản phẩm, chưa có thương hiệu, điều kiện bảo quản và chế biến sâu chưa được đầu tư nhiều, giá trị gia tăng thấp.
Đối với người trồng, thông tin về kỹ thuật sản xuất và thị trường còn hạn chế, hiện tượng thương lái thao túng thị trường vẫn xảy ra.
Bên cạnh đó, chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đồng đều do nhiều địa phương có thổ nhưỡng không phù hợp trồng tiêu. Việc sử dụng phân hóa học, chất kích thích không đúng liều lượng khiến cây tiêu dễ bị bệnh nấm tấn công và nhiễm chất hóa học cao. Điều này dẫn đến hạt tiêu Việt Nam giảm cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, các nước đang tăng cường hàng rào kỹ thuật đối với tiêu nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đang có kế hoạch xem xét nâng mức giới hạn tối đa cho phép MRL (dư lượng tối đa cho phép) một số hoạt chất bao gồm Arcrimnathril, Tricyclazole, Metalaxyl… đối với hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam.
Từ cuối năm 2016, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến nâng mức MRLs đối với Metalaxyl sử dụng trong hồ tiêu nhập khẩu từ 0,1ppm lên 0,05ppm. Trước phản đối của Việt Nam và Ấn Độ, sau quá trình đàm phán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương, EC đã giữ nguyên mức MRL Metalaxyl ở mức 0,1 ppm đến hết năm 2018.
Sau năm nay, nếu kiến nghị của EC áp dụng MRL cho phép đối với hồ tiêu nhập khẩu được thông qua, hơn 80% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam khả năng gặp khó khăn
Trồng tiêu hữu cơ và chế biến sâu - Lối đi cho tiêu Việt Nam
Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội đặc biệt trong thời điểm này, khi nhiều vườn tiêu đã đổ bệnh, nhiều người nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Điển hình như vườn tiêu của anh Lê Hùng Huấn, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, sử dụng phương pháp pháp trồng hữu cơ, để cây phát triển tự nhiên. Thời điểm hồ tiêu được giá, trên 200.000 đồng/kg anh không chạy đua theo phong trào để bón thúc phân hóa học và các loại thuốc kích thích khác để cây phát triển mạnh cho năng suất cao để rồi có thể khiến cây bị kiệt sức, đổ bệnh.
Chi phí ban đầu bón lót phân chuồng cho các loại cây khá cao, nhưng cây phát triển bền vững, tăng sức đề kháng, không nhiễm bệnh. Những cây tiêu hữu cơ của anh Huấn được trồng bên cây trụ sống, chứ không phải trên trụ gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ được mua đi bán lại từ nhiều vườn tiêu khác, trong đó không ngoại trừ từ những vườn tiêu đã nhiễm bệnh.
Vườn tiêu rộng hơn 5 ha của anh Huấn đã hơn 15 tuổi và vẫn giàu sức sống, năm vừa rồi năng suất đạt hơn 20 tấn, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng. Năm nay năng suất hứa hẹn gấp đôi và lợi nhuận cũng tương tự như năm ngoái mặc dù tiêu đã rớt giá.
Anh Phan Văn Sơn, ngụ tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cũng là một ví dụ cụ thể khác cho thấy hiệu quả của phương pháp trồng hữu cơ. Cho đến nay, anh đã sở hữu diện tích đất khoảng 60 ha và chọn giải pháp trồng xen canh nhiều loại cây theo phương pháp hữu cơ để tránh rủi ro như cao su, hồ tiêu, cà phê, điều, sầu riêng, vú sữa, bơ, mãng cầu, chuối, cam… Từ đó, doanh thu hàng năm của anh không dưới 5 tỷ đồng/năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng cách duy nhất để cải thiện giá tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp cần liên kết với người nông dân để tạo ra nguồn nguyên liệu bền vững, chấm dứt hiện tượng lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đi vào chế biến sâu các sản phẩm tiêu như tiêu đen nghiền hay tiêu trắng nghiền.
Ông Hải cho biết giá tiêu thô chỉ dao động khoảng 2.800 - 3.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen nghiền và giá tiêu trắng nghiền lên tới 5.000 USD/tấn. Hiện nay, tiêu thô chiếm tới 81% tỷ trọng xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Sê cho biết nhu cầu tiêu sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới rất cao. Nếu sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đạt được tiêu chuẩn đó thì giá có thể tăng tới 4 - 5 lần.
Về vấn đề sử dụng thuốc bảo bảo vệ thực vật trong trồng tiêu không đúng quy tắc, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng, Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: “Hiện nay, Cục Bảo vệ Thực vật phối hợp với viện IDH xây dựng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật. Với phần mềm này, bà con sẽ tra cứu được quy cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý, đúng quy trình”.
Ngoài ra, ông Dương cũng cho biết thêm, Cục cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào tham gia chuỗi xuất khẩu hồ tiêu.

TIÊU HỮU CƠ - LỐI ĐI MỚI CHO NGÀNH TIÊU VIỆT NAM

Phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội, đặc hiện trong bối cảnh nhiều vườn tiêu đổ bệnh, không ít nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Chất lượng hồ tiêu chưa cao
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu phần lớn ở dạng thô, chưa đa dạng hóa sản phẩm, chưa có thương hiệu, điều kiện bảo quản và chế biến sâu chưa được đầu tư nhiều, giá trị gia tăng thấp.
Đối với người trồng, thông tin về kỹ thuật sản xuất và thị trường còn hạn chế, hiện tượng thương lái thao túng thị trường vẫn xảy ra.
Bên cạnh đó, chất lượng hồ tiêu Việt Nam không đồng đều do nhiều địa phương có thổ nhưỡng không phù hợp trồng tiêu. Việc sử dụng phân hóa học, chất kích thích không đúng liều lượng khiến cây tiêu dễ bị bệnh nấm tấn công và nhiễm chất hóa học cao. Điều này dẫn đến hạt tiêu Việt Nam giảm cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, các nước đang tăng cường hàng rào kỹ thuật đối với tiêu nhập khẩu từ Việt Nam. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đang có kế hoạch xem xét nâng mức giới hạn tối đa cho phép MRL (dư lượng tối đa cho phép) một số hoạt chất bao gồm Arcrimnathril, Tricyclazole, Metalaxyl… đối với hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam.
Từ cuối năm 2016, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến nâng mức MRLs đối với Metalaxyl sử dụng trong hồ tiêu nhập khẩu từ 0,1ppm lên 0,05ppm. Trước phản đối của Việt Nam và Ấn Độ, sau quá trình đàm phán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Công Thương, EC đã giữ nguyên mức MRL Metalaxyl ở mức 0,1 ppm đến hết năm 2018.
Sau năm nay, nếu kiến nghị của EC áp dụng MRL cho phép đối với hồ tiêu nhập khẩu được thông qua, hơn 80% lượng hồ tiêu xuất khẩu vào EU của Việt Nam khả năng gặp khó khăn
Trồng tiêu hữu cơ và chế biến sâu - Lối đi cho tiêu Việt Nam
Theo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), phương pháp trồng cây hữu cơ đang thể hiện rõ ưu thế vượt trội đặc biệt trong thời điểm này, khi nhiều vườn tiêu đã đổ bệnh, nhiều người nông dân đã phải phá bỏ vườn tiêu để trồng cây ăn trái ngắn ngày khác.
Điển hình như vườn tiêu của anh Lê Hùng Huấn, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, sử dụng phương pháp pháp trồng hữu cơ, để cây phát triển tự nhiên. Thời điểm hồ tiêu được giá, trên 200.000 đồng/kg anh không chạy đua theo phong trào để bón thúc phân hóa học và các loại thuốc kích thích khác để cây phát triển mạnh cho năng suất cao để rồi có thể khiến cây bị kiệt sức, đổ bệnh.
Chi phí ban đầu bón lót phân chuồng cho các loại cây khá cao, nhưng cây phát triển bền vững, tăng sức đề kháng, không nhiễm bệnh. Những cây tiêu hữu cơ của anh Huấn được trồng bên cây trụ sống, chứ không phải trên trụ gỗ không rõ nguồn gốc xuất xứ được mua đi bán lại từ nhiều vườn tiêu khác, trong đó không ngoại trừ từ những vườn tiêu đã nhiễm bệnh.
Vườn tiêu rộng hơn 5 ha của anh Huấn đã hơn 15 tuổi và vẫn giàu sức sống, năm vừa rồi năng suất đạt hơn 20 tấn, lợi nhuận khoảng 700 triệu đồng. Năm nay năng suất hứa hẹn gấp đôi và lợi nhuận cũng tương tự như năm ngoái mặc dù tiêu đã rớt giá.
Anh Phan Văn Sơn, ngụ tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cũng là một ví dụ cụ thể khác cho thấy hiệu quả của phương pháp trồng hữu cơ. Cho đến nay, anh đã sở hữu diện tích đất khoảng 60 ha và chọn giải pháp trồng xen canh nhiều loại cây theo phương pháp hữu cơ để tránh rủi ro như cao su, hồ tiêu, cà phê, điều, sầu riêng, vú sữa, bơ, mãng cầu, chuối, cam… Từ đó, doanh thu hàng năm của anh không dưới 5 tỷ đồng/năm.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Nam Hải - Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho rằng cách duy nhất để cải thiện giá tiêu là nâng cao chất lượng sản phẩm. Theo đó, doanh nghiệp cần liên kết với người nông dân để tạo ra nguồn nguyên liệu bền vững, chấm dứt hiện tượng lạm dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần đi vào chế biến sâu các sản phẩm tiêu như tiêu đen nghiền hay tiêu trắng nghiền.
Ông Hải cho biết giá tiêu thô chỉ dao động khoảng 2.800 - 3.000 USD/tấn, trong khi giá tiêu đen nghiền và giá tiêu trắng nghiền lên tới 5.000 USD/tấn. Hiện nay, tiêu thô chiếm tới 81% tỷ trọng xuất khẩu tiêu của Việt Nam.
Ông Hoàng Phước Bính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu huyện Chư Sê cho biết nhu cầu tiêu sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ trên thế giới rất cao. Nếu sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đạt được tiêu chuẩn đó thì giá có thể tăng tới 4 - 5 lần.
Về vấn đề sử dụng thuốc bảo bảo vệ thực vật trong trồng tiêu không đúng quy tắc, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quý Dương - Phó cục trưởng, Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: “Hiện nay, Cục Bảo vệ Thực vật phối hợp với viện IDH xây dựng phần mềm tra cứu thuốc bảo vệ thực vật. Với phần mềm này, bà con sẽ tra cứu được quy cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sao cho hợp lý, đúng quy trình”.
Ngoài ra, ông Dương cũng cho biết thêm, Cục cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào tham gia chuỗi xuất khẩu hồ tiêu.
Ðọc thêm
Loài ruồi đục quả phương Đông gây ra nhiều thiệt hại trong canh tác cây ăn quả, nếu không có cách phòng ngừa phù hợp sẽ dẫn đến mất mùa. Sau đây là một số hiểu biết về loài ruồi này và cách để hạn chế thiệt hại do chúng gây ra.


a/ Triệu chứng
Trên những quả cam quýt sắp chín có vết chích nhỏ do con cái đẻ dùng ống đẻ trứng chích vào lớp dưới vỏ trái. Ban đầu vết chích rất nhỏ, khó phát hiện nơi đẻ trứng. Nhưng khi trứng nở và bắt đầu xâm nhập thì mặt vỏ có vết thâm tròn rất dễ nhìn thấy. Sâu non nở ra phá hoại phần thịt trái, làm quả bị thối, ủng và rụng.
b/ Nguyên nhân gây bệnh
Do loài ruồi Bactrocera dorsalis gây ra. Nó có khứu giác rất phát triển nên khi trái sắp chín chúng ngửi thấy mùi thơm từ xa bay đến. Con cái có chất dẫn dụ giới tính khá mạnh nên có khả năng thu hút con đực từ khá xa. Con đực có khứu giác rất tốt có thể tìm được con cái cách xa hàng trăm mét do ngửi được chất dẫn dụ giới tính của con cái tiết ra.
Do thói quen để trái quanh năm, không thu hoạch dứt điểm, phơi vườn nên tạo nguồn thức ăn để ruồi đục sinh trưởng và phát triển.
Trong lúc phun xịt thuốc trừ bệnh, kháng nấm đã vô tình diệt đi những loài thiên địch có lợi cho cây cam quýt, làm cho sâu bệnh không còn đối tượng tiêu diệt chúng. Chúng có thể phát triển mạnh và lây lan với tốc độ nhanh.
c/ Sự lan truyền bệnh
Ruồi dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng thành từng ổ ở những quả chín và bắt đầu chín. Trứng ruồi rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hơi cong, màu trắng ngà sau vài ngày trứng nở ra ấu trùng (dòi) hình ống dài, phần cuối thân phình to, có nhiều đốt, mới nở dòi có màu trắng trong. Sau khi nở, dòi đục ăn sâu dần vào múi trái, sinh sống bằng dịch của trái, càng lớn dòi càng đục sâu vào bên trong làm phần này bị thối và loang dần ra xung quanh. Trái bị hại nhanh chóng bị thối do vi sinh vật xâm nhiễm sau đó trái bị rụng. Sau vài lần lột xác, dòi lớn đẫy sức (dài 9-11mm). Khi đẫy sức dòi chịu ra ngoài rồi cong mình bật văng xa rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất (ở độ sâu 2-4 cm). Nhộng dài 2-3 mm, ban đầu màu da cam, sau màu nâu sữa. Sau khi vũ hóa, con trưởng thành (ruồi) chui lên khỏi mặt đất, bay đi tìm thức ăn và bắt cặp tạo thế hệ mới.
d/ Điều kiện để phát sinh, gây hại
Ruồi đục phát triển hầu như quanh năm. Thời tiết khô, nóng là điều kiện tốt để ruồi đục sinh sôi và phát triển.
e/ Biện pháp phòng tránh
Thu gọn hết quả rụng trong vườn, chôn sâu xuống dưới đất.
Thu hoạch quả sớm hơn bình thường, đừng để trái chín quá lâu trên cây.
Nếu trái bị hại nhiều có thể xới xáo đất xung quanh gốc, dưới tán rồi rải một trong những loại thuốc như: Basudin 10H, Vibasu 5H/10H, Padan 4G/10G, Regent 0,2G/0,3G... xới đất trộn thuốc vào đất để diệt nhộng.
Có thể dùng bao giấy chuyên dùng để bao trái khi trái già chưa chín. Cách này không những bảo vệ trái cam quýt không bị ruồi gây hại mà còn ngăn ngừa được một số sâu bệnh khác thường gây hại cho trái, giữ màu sắc của trái đẹp và hấp dẫn hơn.
Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh… để vườn luôn sạch sẽ và thông thoáng, hạn chế nơi trú ẩn của ruồi.
Có thể phun bả Protein thủy phân để diệt ruồi cái bằng cách pha 50ml bả protein thủy phân + 10ml Pyrinex20EC hoặc 3ml Regent 5 SC vào 1 lít nước rồi phun lên một số điểm dưới tán cây cam quýt; mỗi cây phun một điểm, mỗi điểm phun 20-50ml hỗn hợp; phun định kỳ khoảng 1 tuần 1 lần.
Dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Điều này cũng giúp hạn chế tác hại của ruồi rất lớn. Biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết quả cao.
Không nên dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên trái cam quýt khi sắp chín vì dòi nằm bên trong khó chết và lúc này trái sắp được thu hoạch rất dễ gây ngộ độc cho người ăn. Đem thiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái. Khi ruồi trưởng thành dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10h sáng.

RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Loài ruồi đục quả phương Đông gây ra nhiều thiệt hại trong canh tác cây ăn quả, nếu không có cách phòng ngừa phù hợp sẽ dẫn đến mất mùa. Sau đây là một số hiểu biết về loài ruồi này và cách để hạn chế thiệt hại do chúng gây ra.


a/ Triệu chứng
Trên những quả cam quýt sắp chín có vết chích nhỏ do con cái đẻ dùng ống đẻ trứng chích vào lớp dưới vỏ trái. Ban đầu vết chích rất nhỏ, khó phát hiện nơi đẻ trứng. Nhưng khi trứng nở và bắt đầu xâm nhập thì mặt vỏ có vết thâm tròn rất dễ nhìn thấy. Sâu non nở ra phá hoại phần thịt trái, làm quả bị thối, ủng và rụng.
b/ Nguyên nhân gây bệnh
Do loài ruồi Bactrocera dorsalis gây ra. Nó có khứu giác rất phát triển nên khi trái sắp chín chúng ngửi thấy mùi thơm từ xa bay đến. Con cái có chất dẫn dụ giới tính khá mạnh nên có khả năng thu hút con đực từ khá xa. Con đực có khứu giác rất tốt có thể tìm được con cái cách xa hàng trăm mét do ngửi được chất dẫn dụ giới tính của con cái tiết ra.
Do thói quen để trái quanh năm, không thu hoạch dứt điểm, phơi vườn nên tạo nguồn thức ăn để ruồi đục sinh trưởng và phát triển.
Trong lúc phun xịt thuốc trừ bệnh, kháng nấm đã vô tình diệt đi những loài thiên địch có lợi cho cây cam quýt, làm cho sâu bệnh không còn đối tượng tiêu diệt chúng. Chúng có thể phát triển mạnh và lây lan với tốc độ nhanh.
c/ Sự lan truyền bệnh
Ruồi dùng ống đẻ trứng chích sâu vào trong thịt quả, đẻ trứng thành từng ổ ở những quả chín và bắt đầu chín. Trứng ruồi rất nhỏ, dài khoảng 1mm, hơi cong, màu trắng ngà sau vài ngày trứng nở ra ấu trùng (dòi) hình ống dài, phần cuối thân phình to, có nhiều đốt, mới nở dòi có màu trắng trong. Sau khi nở, dòi đục ăn sâu dần vào múi trái, sinh sống bằng dịch của trái, càng lớn dòi càng đục sâu vào bên trong làm phần này bị thối và loang dần ra xung quanh. Trái bị hại nhanh chóng bị thối do vi sinh vật xâm nhiễm sau đó trái bị rụng. Sau vài lần lột xác, dòi lớn đẫy sức (dài 9-11mm). Khi đẫy sức dòi chịu ra ngoài rồi cong mình bật văng xa rơi xuống đất để hóa nhộng trong đất (ở độ sâu 2-4 cm). Nhộng dài 2-3 mm, ban đầu màu da cam, sau màu nâu sữa. Sau khi vũ hóa, con trưởng thành (ruồi) chui lên khỏi mặt đất, bay đi tìm thức ăn và bắt cặp tạo thế hệ mới.
d/ Điều kiện để phát sinh, gây hại
Ruồi đục phát triển hầu như quanh năm. Thời tiết khô, nóng là điều kiện tốt để ruồi đục sinh sôi và phát triển.
e/ Biện pháp phòng tránh
Thu gọn hết quả rụng trong vườn, chôn sâu xuống dưới đất.
Thu hoạch quả sớm hơn bình thường, đừng để trái chín quá lâu trên cây.
Nếu trái bị hại nhiều có thể xới xáo đất xung quanh gốc, dưới tán rồi rải một trong những loại thuốc như: Basudin 10H, Vibasu 5H/10H, Padan 4G/10G, Regent 0,2G/0,3G... xới đất trộn thuốc vào đất để diệt nhộng.
Có thể dùng bao giấy chuyên dùng để bao trái khi trái già chưa chín. Cách này không những bảo vệ trái cam quýt không bị ruồi gây hại mà còn ngăn ngừa được một số sâu bệnh khác thường gây hại cho trái, giữ màu sắc của trái đẹp và hấp dẫn hơn.
Thường xuyên tỉa bỏ cành già, cành tăm, cành bị sâu bệnh… để vườn luôn sạch sẽ và thông thoáng, hạn chế nơi trú ẩn của ruồi.
Có thể phun bả Protein thủy phân để diệt ruồi cái bằng cách pha 50ml bả protein thủy phân + 10ml Pyrinex20EC hoặc 3ml Regent 5 SC vào 1 lít nước rồi phun lên một số điểm dưới tán cây cam quýt; mỗi cây phun một điểm, mỗi điểm phun 20-50ml hỗn hợp; phun định kỳ khoảng 1 tuần 1 lần.
Dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Điều này cũng giúp hạn chế tác hại của ruồi rất lớn. Biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết quả cao.
Không nên dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên trái cam quýt khi sắp chín vì dòi nằm bên trong khó chết và lúc này trái sắp được thu hoạch rất dễ gây ngộ độc cho người ăn. Đem thiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái. Khi ruồi trưởng thành dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10h sáng.
Ðọc thêm
Tuần qua đánh dấu một tuần phục hồi mạnh đối với giá cà phê khu vực Tây Nguyên khi có nơi tăng tới 1.200 đồng/kg lên 33.700 đồng/kg ở tỉnh Gia Lai). Giá tiêu tăng mạnh tới 2.000 đồng/kg ở tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông lên ngưỡng 52.000 đồng/kg.

Tuần qua đánh dấu một tuần phục hồi mạnh đối với giá cà phê khu vực Tây Nguyên khi có nơi tăng tới 1.200 đồng/kg lên 33.700 đồng/kg (tỉnh Gia Lai). Mức tăng thấp nhất cũng tăng tới 900 đồng, ghi nhận ở Kom Tum đạt 33.400 đồng/kg. Mức tăng phổ biến là 1.100 đồng/kg tại Lâm Đồng, Đắk Nông và cảng TP HCM lên lần lượt 33.000 đồng/kg, 33.400 đồng/kg và 34.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê tuần qua khu vực Tây Nguyên tăng 900 - 1.200 đồng/kg lên 33.000 - 33.600 đồng/kg. Giá cà phê tại cảng TP HCM. tăng 1.100 đồng/kg lên 34.800 đồng/kg.
heo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 9 đạt 59.300 tấn, trị giá 102,47 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ tháng 8, nhưng tăng 37% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, xuất khẩu cà phê đạt 1,385 triệu tấn, trị giá 2,64 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 15 ngày đầu tháng 9, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt 1.728 USD/ tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/9, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.906 USD/ tấn, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá tiêu tuần qua
Trong tuần qua, giá tiêu tăng mạnh tới 2.000 đồng/kg ở tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông lên ngưỡng 52.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên 50.000 - 51.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Miền Nam dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, xuất khẩu hạt tiêu đạt 184.000 tấn, trị giá 608,79 triệu USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 34,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu tháng 9, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ở mức 2.872 USD/tấn, giảm nhẹ 2,9% so với cùng kỳ tháng 8, nhưng giảm tới 40,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.308 USD/tấn, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.

GIÁ CÀ PHÊ TĂNG MẠNH 1.200 ĐỒNG/KG TRONG TUẦN, GIÁ TIÊU PHỤC HỒI 2.000 ĐỒNG/KG

Tuần qua đánh dấu một tuần phục hồi mạnh đối với giá cà phê khu vực Tây Nguyên khi có nơi tăng tới 1.200 đồng/kg lên 33.700 đồng/kg ở tỉnh Gia Lai). Giá tiêu tăng mạnh tới 2.000 đồng/kg ở tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông lên ngưỡng 52.000 đồng/kg.

Tuần qua đánh dấu một tuần phục hồi mạnh đối với giá cà phê khu vực Tây Nguyên khi có nơi tăng tới 1.200 đồng/kg lên 33.700 đồng/kg (tỉnh Gia Lai). Mức tăng thấp nhất cũng tăng tới 900 đồng, ghi nhận ở Kom Tum đạt 33.400 đồng/kg. Mức tăng phổ biến là 1.100 đồng/kg tại Lâm Đồng, Đắk Nông và cảng TP HCM lên lần lượt 33.000 đồng/kg, 33.400 đồng/kg và 34.800 đồng/kg.
Như vậy, giá cà phê tuần qua khu vực Tây Nguyên tăng 900 - 1.200 đồng/kg lên 33.000 - 33.600 đồng/kg. Giá cà phê tại cảng TP HCM. tăng 1.100 đồng/kg lên 34.800 đồng/kg.
heo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê 15 ngày đầu tháng 9 đạt 59.300 tấn, trị giá 102,47 triệu USD, giảm 16,9% về lượng và giảm 21,3% về trị giá so với cùng kỳ tháng 8, nhưng tăng 37% về lượng và tăng 3,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, xuất khẩu cà phê đạt 1,385 triệu tấn, trị giá 2,64 tỷ USD, tăng 17,3% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 15 ngày đầu tháng 9, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt 1.728 USD/ tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ tháng trước và giảm 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/9, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.906 USD/ tấn, giảm 15,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Giá tiêu tuần qua
Trong tuần qua, giá tiêu tăng mạnh tới 2.000 đồng/kg ở tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông lên ngưỡng 52.000 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Đồng Nai đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg lên 50.000 - 51.000 đồng/kg. Như vậy, giá tiêu khu vực Tây Nguyên và Miền Nam dao động trong khoảng 50.000 - 52.000 đồng/kg.
Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, xuất khẩu hạt tiêu đạt 184.000 tấn, trị giá 608,79 triệu USD, tăng 5,9% về lượng nhưng giảm 34,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Nửa đầu tháng 9, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ở mức 2.872 USD/tấn, giảm nhẹ 2,9% so với cùng kỳ tháng 8, nhưng giảm tới 40,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/9, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu đạt mức 3.308 USD/tấn, giảm 38,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Ðọc thêm
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngày 13.9, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Mức thuế này sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam.
Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, thực trạng ngành cao su hiện nay cung lớn hơn cầu làm giá suy giảm đã gây khó khăn trực tiếp cho tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung, bao gồm hàng trăm nghìn lao động và khoảng 260.000 hộ gia đình trồng cao su. Mặc dù Hiệp hội Cao su Việt Nam và các cơ quan chức năng đang nỗ lực khuyến nghị giảm diện tích trồng cao su, nhưng tại các điền trang nhỏ diện tích và sản lượng cao su vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa - Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su, với nguồn cung từ tiểu điền hiện nay chiếm gần 61,7% trong tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả nước, ý thức ứng về cung – cầu thị trường của nhóm cao su tiểu điền còn chậm, nỗ lực của các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su nhằm giảm lượng cung cao su ra thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Trong khi đó, ngày 13.9, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Chính sách thuế mới này của chính quyền Tổng thống Trump sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 24.9.2018, với mức thuế tăng lên 25% vào thời điểm 1.1.2019 và sau đó đẩy lên cao nhất có thể lên tới 44% nếu Trung Quốc và Mỹ không có giải pháp tháo gỡ cuộc chiến này.
"Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực" - bà Trần Thị Thúy Hoa nêu ý kiến.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam, và với 70% cao su thiên nhiên đi vào ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng đưa ra nhận định: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài khiến ngành cao su Việt Nam bị tác động bởi danh sách các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chịu thuế bổ sung 10% có cả lốp xe ôtô. Đây là ngành hàng sản xuất khá mạnh của Trung Quốc và sử dụng nhiều cao su.

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG: ĐÁNH CẢ VÀO XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngày 13.9, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Mức thuế này sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam.
Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam.
Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, thực trạng ngành cao su hiện nay cung lớn hơn cầu làm giá suy giảm đã gây khó khăn trực tiếp cho tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung, bao gồm hàng trăm nghìn lao động và khoảng 260.000 hộ gia đình trồng cao su. Mặc dù Hiệp hội Cao su Việt Nam và các cơ quan chức năng đang nỗ lực khuyến nghị giảm diện tích trồng cao su, nhưng tại các điền trang nhỏ diện tích và sản lượng cao su vẫn tiếp tục gia tăng.
Theo bà Trần Thị Thúy Hoa - Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su, với nguồn cung từ tiểu điền hiện nay chiếm gần 61,7% trong tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả nước, ý thức ứng về cung – cầu thị trường của nhóm cao su tiểu điền còn chậm, nỗ lực của các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su nhằm giảm lượng cung cao su ra thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Trong khi đó, ngày 13.9, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Chính sách thuế mới này của chính quyền Tổng thống Trump sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 24.9.2018, với mức thuế tăng lên 25% vào thời điểm 1.1.2019 và sau đó đẩy lên cao nhất có thể lên tới 44% nếu Trung Quốc và Mỹ không có giải pháp tháo gỡ cuộc chiến này.
"Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực" - bà Trần Thị Thúy Hoa nêu ý kiến.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam, và với 70% cao su thiên nhiên đi vào ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng đưa ra nhận định: Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo dài khiến ngành cao su Việt Nam bị tác động bởi danh sách các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chịu thuế bổ sung 10% có cả lốp xe ôtô. Đây là ngành hàng sản xuất khá mạnh của Trung Quốc và sử dụng nhiều cao su.
Ðọc thêm

Giữa tháng 9, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đã có Quyết định số 193/QĐ-SKHĐT chấm dứt hoạt động dự án Vườn ươm cây giống công nghệ cao do Công ty TNHH Shaiyo AA International Holding đăng ký đầu tư tại thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.



Được biết, Công ty TNHH Shaiyo AA International Holding (Công ty con của Tập đoàn Shaiyo Triple A, Thái Lan) được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 27/6/2012 để thực hiện dự án Vườn ươm cây giống công nghệ cao gắn với thành lập Công ty TNHH Giống cây trồng Shaiyo Bình Định.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án được triển khai tại thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 triệu USD, diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 47 ha. Vườn ươm này sản xuất nhiều chuẩn loại cây giống chất lượng cao (bạch đàn, keo lai…) dựa trên công nghệ hiện đại với quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất ban đầu khoảng 28 triệu cây giống/năm.
Theo đăng ký, dự án bắt đầu thực hiện vào quý III/2012, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động vào quý II/2014.
Tập đoàn Shaiyo Triple A Thái Lan có trên 40 năm hoạt động tại Thái Lan, tập trung vào phát triển bền vững cùng xã hội và cộng đồng. Tập đoàn Shaiyo AAA có 8 nhà máy điện sinh khối và 1 nhà máy điện chất thải rắn được phân bố rải rác ở các tỉnh, thành phố ở Thái Lan với tổng công suất 85 MW, bao gồm: Nhà máy điện Shaiyo Chonburi, nhà máy điện Shaiyo Khon Kaen, Nhà máy điện Shaiyo Surin, Nhà máy điện Shayio Nakhon Ratchasima, Nhà máy điện Shaiyo Roi Et, Nhà máy điện Shaiyo Nong Khai, Nhà máy điện Shaiyo Lampang, Nhà máy điện Ubon Ratchathani Shaiyo và Nhà máy điện chất thải rắn thành phố Nam Phong.
Hồi tháng 11/2017, Tập đoàn Shaiyo Triple A (Thái Lan) đã đến làm việc tại Ban quản lý Khu Kinh tế Quảng Trị nhằm đề xuất nghiên cứu dự án Điện sinh khối và điện mặt trời tại Quảng Trị.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập đoàn đã đầu tư phát triển nhà máy sản xuất dăm gỗ và văn phòng tại cảng Chân Mây.

BÌNH ĐỊNH CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG MỘT DỰ ÁN CÔNG NGHỆ CAO CỦA DN THÁI LAN

Giữa tháng 9, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định đã có Quyết định số 193/QĐ-SKHĐT chấm dứt hoạt động dự án Vườn ươm cây giống công nghệ cao do Công ty TNHH Shaiyo AA International Holding đăng ký đầu tư tại thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn.



Được biết, Công ty TNHH Shaiyo AA International Holding (Công ty con của Tập đoàn Shaiyo Triple A, Thái Lan) được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 27/6/2012 để thực hiện dự án Vườn ươm cây giống công nghệ cao gắn với thành lập Công ty TNHH Giống cây trồng Shaiyo Bình Định.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án được triển khai tại thôn Nam Tượng 3, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tổng vốn đầu tư đăng ký là 5 triệu USD, diện tích đất dự kiến sử dụng khoảng 47 ha. Vườn ươm này sản xuất nhiều chuẩn loại cây giống chất lượng cao (bạch đàn, keo lai…) dựa trên công nghệ hiện đại với quy trình sản xuất khép kín, quy mô sản xuất ban đầu khoảng 28 triệu cây giống/năm.
Theo đăng ký, dự án bắt đầu thực hiện vào quý III/2012, dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động vào quý II/2014.
Tập đoàn Shaiyo Triple A Thái Lan có trên 40 năm hoạt động tại Thái Lan, tập trung vào phát triển bền vững cùng xã hội và cộng đồng. Tập đoàn Shaiyo AAA có 8 nhà máy điện sinh khối và 1 nhà máy điện chất thải rắn được phân bố rải rác ở các tỉnh, thành phố ở Thái Lan với tổng công suất 85 MW, bao gồm: Nhà máy điện Shaiyo Chonburi, nhà máy điện Shaiyo Khon Kaen, Nhà máy điện Shaiyo Surin, Nhà máy điện Shayio Nakhon Ratchasima, Nhà máy điện Shaiyo Roi Et, Nhà máy điện Shaiyo Nong Khai, Nhà máy điện Shaiyo Lampang, Nhà máy điện Ubon Ratchathani Shaiyo và Nhà máy điện chất thải rắn thành phố Nam Phong.
Hồi tháng 11/2017, Tập đoàn Shaiyo Triple A (Thái Lan) đã đến làm việc tại Ban quản lý Khu Kinh tế Quảng Trị nhằm đề xuất nghiên cứu dự án Điện sinh khối và điện mặt trời tại Quảng Trị.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Tập đoàn đã đầu tư phát triển nhà máy sản xuất dăm gỗ và văn phòng tại cảng Chân Mây.
Ðọc thêm
Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó xuất khẩu gạo đạt gần 2 tỷ USD.


Cụ thể, tính đến tháng 7, khối lượng xuất khẩu gạo dự báo tăng 12,2% lên 3,87 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu tăng 29,2% lên 1,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu gạo mạnh trong 6 tháng đầu năm gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Iraq và Hồng Kông .
Trong tháng 7, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ; tiêu thụ lúa gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu còn chậm.
Bộ NN&PTNT cho biết thêm, nhu cầu xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo các hợp đồng tập trung với Indonesia, Malaysia.
Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Trong tuần trước, giá gạo 5% tấm xuất khẩu không thay đổi, duy trì ở mức 390 - 395 USD/tấn, với hoạt động thương mại chậm lại, chủ yếu là do mưa lớn ảnh hưởng tới quá trình thu hoạc vụ Hè Thu.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức thấp cũng do nguồn cung thu hoạch lúa Hè Thu đang tăng. Các thương nhân cho biết, người nông dân ở ĐBSCL, khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất của Việt Nam, đã thu hoạch khoảng 50% vụ Hè Thu.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã phục hồi vào tuần trước nhờ nhu cầu tăng lên. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã tăng 3 USD/tấn lên 389 - 393 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/4/2017 trong tuần trước. Trung Quốc đã cho phép thêm 5 nhà chế biến gạo của Ấn Độ xuất khẩu gạo sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang.
Giá gạo Thái Lan đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, với mức trung bình đạt 382,5 USD/tấn.

XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẠT GẦN 2 TỶ USD TRONG 7 THÁNG ĐẦU NĂM

Bộ NN&PTNT cho biết, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 11,6 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó xuất khẩu gạo đạt gần 2 tỷ USD.


Cụ thể, tính đến tháng 7, khối lượng xuất khẩu gạo dự báo tăng 12,2% lên 3,87 triệu tấn, với giá trị xuất khẩu tăng 29,2% lên 1,96 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Các thị trường tăng trưởng xuất khẩu gạo mạnh trong 6 tháng đầu năm gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Iraq và Hồng Kông .
Trong tháng 7, giá lúa gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giảm nhẹ; tiêu thụ lúa gạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu còn chậm.
Bộ NN&PTNT cho biết thêm, nhu cầu xuất khẩu giảm do các doanh nghiệp đã hoàn tất giao hàng theo các hợp đồng tập trung với Indonesia, Malaysia.
Dự báo, thị trường lúa gạo trong nước sẽ sôi động vào các tháng cuối năm do nhu cầu tiêu thụ tăng từ các thị trường nhập khẩu. Trong tuần trước, giá gạo 5% tấm xuất khẩu không thay đổi, duy trì ở mức 390 - 395 USD/tấn, với hoạt động thương mại chậm lại, chủ yếu là do mưa lớn ảnh hưởng tới quá trình thu hoạc vụ Hè Thu.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam duy trì ở mức thấp cũng do nguồn cung thu hoạch lúa Hè Thu đang tăng. Các thương nhân cho biết, người nông dân ở ĐBSCL, khu vực sản xuất lúa gạo lớn nhất của Việt Nam, đã thu hoạch khoảng 50% vụ Hè Thu.
Trong khi đó, giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ đã phục hồi vào tuần trước nhờ nhu cầu tăng lên. Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ đã tăng 3 USD/tấn lên 389 - 393 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 20/4/2017 trong tuần trước. Trung Quốc đã cho phép thêm 5 nhà chế biến gạo của Ấn Độ xuất khẩu gạo sang nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang.
Giá gạo Thái Lan đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái, với mức trung bình đạt 382,5 USD/tấn.
Ðọc thêm
Sâu bọ đục thân, cành, gốc hay còn có tên dân gian là con Xén Tóc, là giống sâu nguy hiểm. Vào mùa hè, nhóm này sinh sản nhanh chóng gây hại cho cây trồng.
Đối tượng cây trồng bị hại: Các cây có múi cam thuộc họ quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng, thanh trà, cây cảnh như đào, mai... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất.
Triệu chứng cây bị sâu đục thân, đục cành
Cây bị hại cây sinh trưởng kém, còi cọc, quả hay bị rụng, quả nhỏ, chất lượng kém. Cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết.
Sâu non đục từ vỏ vào bên trong thân, cành lớn tạo thành đường đục. Đường đục thường hướng về phía gốc cây. Cách một đoạn sâu lại đục một lỗ xả phân ra ngoài. Khi quan sát thân cây có thể thấy các lỗ này. Những lỗ mới gần vị trí sâu non nhất có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra có màu sáng. Sâu đục gốc đục chủ yếu ở phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc ở vị trí sát mặt đất hoặc dưới mặt đất vài cm. Khi bị hại năng vỏ gốc và một phần gỗ bị cắt đắt làm cho cây bị chết. Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vườn cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc  hóa học rất ít có hiệu quả.
Cũng có thể phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên thân cành và phân thải (mùn cưa) rới trên mặt đất hoặc tán lá
+ Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
+ Với sâu non: Diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.
- Sau khi thu hoạch, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.
* Đối với sâu đục gốc
Tìm vị trí sâu hoạt động ở phần thân cây ở sát mặt đất, dùng dao nhọn lần theo vết sâu đục và tìm diệt sâu non

TRỪ SÂU BỌ ĐỤC THÂN TRÊN CÂY ĂN QUẢ CÓ MÚI

Sâu bọ đục thân, cành, gốc hay còn có tên dân gian là con Xén Tóc, là giống sâu nguy hiểm. Vào mùa hè, nhóm này sinh sản nhanh chóng gây hại cho cây trồng.
Đối tượng cây trồng bị hại: Các cây có múi cam thuộc họ quýt như cam, chanh, quýt, bưởi, bòng, thanh trà, cây cảnh như đào, mai... có rất nhiều loại sâu bệnh gây hại, trong đó có nhóm sâu đục cành, đục thân, đục gốc hay còn gọi là sâu Bore là nhóm nguy hiểm nhất.
Triệu chứng cây bị sâu đục thân, đục cành
Cây bị hại cây sinh trưởng kém, còi cọc, quả hay bị rụng, quả nhỏ, chất lượng kém. Cành cây dễ bị gãy khi gặp gió bão. Bị hại nặng, thì cả đoạn cành hoặc cả cây có thể bị chết.
Sâu non đục từ vỏ vào bên trong thân, cành lớn tạo thành đường đục. Đường đục thường hướng về phía gốc cây. Cách một đoạn sâu lại đục một lỗ xả phân ra ngoài. Khi quan sát thân cây có thể thấy các lỗ này. Những lỗ mới gần vị trí sâu non nhất có mùn cưa (phân sâu) mới thải ra có màu sáng. Sâu đục gốc đục chủ yếu ở phần gốc tạo thành vòng tròn khép kín quanh gốc ở vị trí sát mặt đất hoặc dưới mặt đất vài cm. Khi bị hại năng vỏ gốc và một phần gỗ bị cắt đắt làm cho cây bị chết. Mức độ lây lan của nhóm này rất nhanh, có thể dẫn đến huỷ diệt cả vườn cây lớn nhưng rất khó phòng trị vì chúng nằm sâu bên trong cành, thân, gốc cây thuốc hóa học không thể thấm vào bên trong được vì vậy việc phun thuốc  hóa học rất ít có hiệu quả.
Cũng có thể phát hiện bằng cách quan sát các lỗ đục trên thân cành và phân thải (mùn cưa) rới trên mặt đất hoặc tán lá
+ Với sâu trưởng thành: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay đối với cả 3 loại xén tóc trong thời gian con trưởng thành vũ hoá và đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.
+ Với sâu non: Diệt sâu non bằng cách cắt hoặc bẻ cành non bị héo (đối với sâu đục cành) vào các tháng 5, 6, 7. Những cành con bị sâu tiện một vòng tròn quanh vỏ sau vài ngày thường bị héo. Khi lá mới chớm héo, còn màu xanh nhưng mép lá hơi uốn cong, dùng sào dài có chạc khẽ vặn, cành sâu sẽ gãy dễ dàng, sâu sẽ rơi ra và chết. Nếu cành đã héo khô thì sâu non đã đục trở xuống phía dưới vòng tròn. Có thể cắt hoặc bẻ xuống dưới một đoạn có thể loại bỏ được sâu non. Kinh nghiệm nhiều gia đình cho thấy biện pháp bẻ cành héo triệt để có thể hạn chế được sự gây hại của sâu trên 90%. Với các con sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây.
- Sau khi thu hoạch, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của các loại xén tóc.
* Đối với sâu đục gốc
Tìm vị trí sâu hoạt động ở phần thân cây ở sát mặt đất, dùng dao nhọn lần theo vết sâu đục và tìm diệt sâu non
Ðọc thêm